Cọc tiếp địa Ramratna - Ấn Độ

RAMRATNA

Còn hàng

Giá: 180.000đ
Trước Thuế: 180.000đ

Thông tin sản phẩm

Cọc thép bọc đồng được dùng trong nhiều hệ thống tiếp địa cho nhà máy, xí nghiệp các công trình xây dựng, nhà xưởng,…

Cọc tiếp địa bằng thép bọc đồng được cấu tạo gồm 04 phần

  1.  Đầu trên cọc tiện ren
  2. Thân cọc bằng thép
  3. Lớp đồng bao bọc lấy lớp thép
  4. Đầu dưới cọc tiếp địa tiện ren

Cọc tiếp địa thép bọc đồng có đường kính lớp đồng bên ngoài thông thường D14, D16, D18, D20,… chiều dài cọc có thể điều chỉnh từ 1200mm, 2400mm, 2500mm, 3000mm, hoặc dài hơn tùy thuộc vào yêu cầu của chủ đầu tư.

Cọc thép bọc đồng cũng có những điểm mạnh và điểm yếu so với cọc tiếp địa thép mạ đồng và cọc tiếp địa bằng đồng vàng.

Thứ nhất về vật liệu chế tạo thì cọc tiếp địa thép bọc đồng có độ bền cao hơn cọc thép mạ đồng, vì trong quá trình sét đánh thường xuyên nhất là tiếp địa cho chống sét trực tiếp thì lớp mạ của cọc thép mạ đồng sẽ bị bong chóc và hỏng rất nhanh, trong khi đó cọc tiếp địa thép bọc đồng đảm bảo được vấn đề này.

Thứ hai xét giá cả thì cọc thép bọc đồng có giá thành cao hơn cọc thép mạ đồng một chút nhưng lại có giá thành thấp hơn nhiều so với cọc bằng đồng vàng.

Thứ ba xét về biện pháp thi công thì cọc thép bọc đồng khó khăn trong quá trình thi công. Đây là điểm yếu của cọc bọc đồng, khi thi công đóng cọc hay bị tình trạng lớp đầu bọc sẽ bị để ngược lớp thép do quán tính sẽ đi xuống trước. Khó khăn trong khi sử dụng biện pháp hàn hóa nhiệt giữa đầu cọc với băng đồng hoặc dây đồng trần.

Thứ tư xét theo chiều dài và kích cỡ của cọc thì cọc thép bọc đồng dễ dàng có chiều dài và kích cỡ theo yêu cầu của chủ đầu tư hơn. Tuy nhiên trên thị trường việt nam nói chung cọc thép bọc đồng hiện tại mọi người ít sử dụng do đặc tính thi công khó khăn của loại cọc này.

Cọc tiếp địa để làm gì?

       Cọc tiếp đia về bản chất là những thanh kim loại được cắm sâu vào trong đất (tiếp địa). Tác dụng là chuyển toàn bộ lượng sét hay chính xác hơn là lượng điện năng thừa trong quá trình chống sét (trực tiếp và an toàn điện) ra môi trường đất xung quanh một cách an toàn và hiệu quả nhất

          Đây là hạng mục được thi công đầu tiên, được coi là nền móng của một hệ thống chống sét. Nếu như không được quan tâm đúng mức, hệ thống này là mối nguy hại lớn, gây ảnh hưởng không nhỏ tới an toàn của dân cư xung quanh vị trí được lắp đặt.

Các loại cọc tiếp địa thông dụng

          Hiện tại thì vẫn chưa có một cách phân loại  nào dành cho mặt hàng này. Khác với các loại hàng nhập khẩu có giấy tờ CO/CQ đầy đủ, lượng cọc tiếp đất được sản xuất tại Việt Nam rất đa dạng, có thể chia thành các loại sau:

1. Theo nguồn gốc

             Ở Việt Nam hiện có hai nguồn cọc tiếp đất chính là nhập khẩu từ Ấn Độ và Việt Nam sản xuất.

- Cọc tiêp địa Ấn Độ là loại cọc có chất lượng trung bình, dùng nhiều tại các công trình vừa và nhỏ

Cọc tiêp địa do Việt Nam sản xuất thì đa dạng về cả quy cách, chất liệu và giá thành, được dùng trong mọi điều kiện thi công. Nhưng so với hàng nhập khẩu thì rất nhiều hàng nội không có giấy tờ và có chất lượng thấp. Quý khách hàng cần sử dụng cọc nối đất Việt cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mua sản phẩm này.

 2. Theo chất lượng

          Có ba chất liệu chính được dùng để sản xuất cọc tiếp địa là :

- Đồng đặc nguyên chất: hàm lượng đồng từ 95-99%. Đây là loại cọc có chất lượng tốt nhất trên thị trường nên giá thành trên mỗi đầu cọc cũng là cao nhất. Đồng được sử dụng là đồng vàng hoặc đồng đỏ, trong đó thì đồng đỏ tốt hơn.

- Thép mạ đồng: hàm lượng đồng thấp, chỉ được phủ một lớp mỏng bên ngoài để tăng khả năng truyền dẫn sét, lõi bên trong làm bằng thép. Chất lượng của loại cọc này phụ thuộc vào cả đặc tính của lõi thép lẫn độ dày lớp mạ đồng.

- Thép mạ kẽm: thép chất lượng cao được chọn kỹ lưỡng rồi được nhúng vào bể kẽm nóng.

  3. Theo quy cách

      Chia làm hai loại là :

- Thanh tròn đặc có quy cách từ D14 - D20. Ưu điểm: dễ thi công, nhẹ, không cồng kềnh được dùng nhiều trong các công trình nhỏ, phục vụ mục đích sinh hoạt.

-  Thanh chữ V có độ dầy lớn (V50 ~ V70). Ưu điểm là bản to, diện tích tiếp xúc đất lớn. Đây là loại cọc chuyên dụng trong chống sét nhà xưởng và những khu vực dễ cháy nổ như trạm xăng, trạm điện. Được sản xuất từ thép mạ kẽm

Lựa chọn cọc tiếp địa 

          Theo tiêu chuẩn chống sét thì có thể dùng bất cứ loại cọc nào cho công trình của mình, miễn sao điện trở suất đất có được sau khi đóng cọc ở mức dưới 10Ω. Trị số này phụ thuộc vào số lượng cọc, chất lượng cọc (chất liệu và kích thước) và hai giá trị này hoàn toàn có thể bù trừ cho nhau; nghĩa là để giảm điện trở suất đất chúng ta có 3 cách: tăng số lượng cọc, tăng kích thước cọc hoặc đổi sang loại cọc chất liệu tốt hơn (đồng tốt hơn mạ đồng tốt hơn mạ kẽm)

          Thông thường thì những công trình vừa và nhỏ, điều kiện bình thường (không gần sông, không gần núi) thì cọc đồng hoặc mạ đồng dạng thanh tròn đặc, đường kính từ D14 ~ D18, do cọc này dễ đóng, chất lượng cao nên chỉ cần số lượng ít; mặc dù giá thành trên đầu cọc cao nhưng tổng chi phí thì thấp do giảm được chi phí thi công và chi phí vận chuyển.

          Còn đối với các công trình lớn, các nhà máy, xí nghiệp hoặc khu công nghiệp rộng thì cọc mạ kẽm bằng thép V được ưu tiên hơn cả.

Hướng dẫn đóng cọc tiếp địa

   Tiêu chuẩn đóng cọc tiếp địa

-  Toàn bộ hệ thống tiếp địa phải được nằm trong lòng đất, bao gồm cọc và các thiết bị kết nối

-  Khoảng cách giữa các cọc phải vào khoảng 1~2 lần chiều dài mỗi cọc (chiều dài cọc thông thường là 2.4~5.2m)

   Quy trình thi công

-   Đào rãnh, đào hố hoặc khoan giếng

-   Đóng cọc xuống hố

-   Kết nối cọc với dây dẫn hoặc băng đồng

-   Đo và kiểm tra điện trở đất

-   Đổ hóa chất giảm điện trở (điện trở đất thấp thì không cần bước này)

-   San lấp bề mặt

 

Viết đánh giá

Lưu ý: không hỗ trợ HTML!

Bình chọn: Xấu Tốt

Nhập mã kiểm tra vào ô bên dưới: